Câu hỏi phổ biến về BColor
1. XỬ LÝ BỀ MẶT KỸ THUẬT
Làm sạch hồ vữa dư thừa, các vết dầu mỡ bám trên bề mặt thi công ( nếu có )
Sử dụng giấy nhám, đá mài làm phẳng sơ bộ bề mặt kỹ thuật
Dùng hồ, vữa trám trét những vết nứt vỡ lớn (nếu có)
2. LÓT KEO
Sử dụng súng phun hoặc Rulo, cọ để thi công 1 lượt sơn lót clear hoặc sơn lót màu
Sơn Lót phải phủ đều khắp bề mặt cần thi công
3. LÀM GIOĂNG (Nếu có)
Sử dụng tấm formex 1 mặt có keo Hoặc Băng keo để làm gioăng
Dùng thước Ni-vo để kẻ và chia gioăng theo yêu cầu thiết kế
Vệ sinh khu vực thi công
4. PHUN SƠN HOÀN THIỆN
Che chắn các vị trí không cần phun bằng Băng keo và nilon
Phun lớp thứ nhất cho tương đối đều màu
Có thể phun tiếp lớp thứ 02 từ sau 01 – 04 giờ tùy theo điều kiện thời tiết.
5. LỘT & KẺ GIOĂNG (Nếu có)
Lột gioăng : Ngay khi bề mặt sơn còn ẩm, tiến hành lột bỏ các miếng gioăng formex
Kẻ gioăng : Dùng cọ, bút lông để kẻ màu gioăng theo yêu cầu thiết kế
6. PHỦ KEO
Sử dụng giấy nhám vải 80 xoa những hạt sơ dư thừa trên bề mặt
Dùng súng phun phủ keo đều 1 lượt trên bề mặt sơn
7. VỆ SINH CÔNG TRÌNH
Lột bỏ băng keo – nilon che chắn trên cửa và các phần không phun
Làm sạch các phần không sơn bị giây bẩn
Sơn đá là một dạng sơn cao cấp đặc biệt được phối trộn từ hạt ĐÁ CẨM THẠCH TỰ NHIÊN đã được nhuộm, tráng phủ, cùng với nhựa acrylic, phụ gia… và với biện pháp thi công phun áp lực cao lên bề mặt tường tạo độ liên kết bền vững giữa các hạt đá và bề mặt tường. Sản phẩm hoàn thiện có độ bền lên tới 20-30 năm, bề mặt cứng cáp, sang trọng và thật “chất” khi phối với đèn hắt tường.
– Thành phần chính tạo độ phủ bề mặt cho sơn đá là các hạt đá tự nhiên có kích thước từ 177~250 micron và có thể dùng loại mịn hơn để sản xuất sơn đá hoa cương nên sản phẩm mang đậm chất “ĐÁ” và vì thế người ta gọi là SƠN ĐÁ.
– Sơn giả đá là loại sơn có thành phần chính tạo độ phủ không phải là các hạt đá tự nhiên mà có thể là hạt nhựa, giấy bìa, màu vẽ… sản phẩm hoàn thiện giống với các vân đá nhưng về chất liệu thì không phải nên BColor phân biệt đó là sơn giả đá.
Đôi khi người ta cũng dùng lẫn lộn giữa các tên gọi nhưng điều đó không quá quan trọng, quan trọng chúng ta hãy quan tâm bản chất, cấu thành từ sản phẩm.
Không ngoa nếu nói sơn đá là ông “Vua độ bền” trong ngành sơn dân dụng. Độ bền đã được thực chứng các công trình tại Việt Nam ~20 năm với sản phẩm tiền thân của Bcolor. Sơn xong không lo phải sơn sửa lại định kỳ, nó có thể cũ dần theo thời gian nhưng gần như không có hiện tượng bong tróc thành mảng.
Độ bền của sơn đá mang lại khả năng trà rửa mạnh vẽ, có thể dùng súng xịt nước áp lực cao mà không hề hấn. Chúng ta có thể tham khảo các công trình BColor thi công từ đầu những năm 2000
1. Điểm khác biệt lớn nhất mà không thể so sánh đó chính là tính thẩm mĩ, sản phẩm mang đậm chất Tây Âu cứng cáp, trường tồn
2. Điểm khác biệt thứ 2 là tính siêu bền bỉ, cực “lì đòn” cùng năm tháng
3. Điểm vượt trội so với ốp đá là giá thành và có thể hóa đá được mọi góc cạnh. Ngoài ra có những điểm ưu việt có lẽ chỉ sơn đá BColor mới có:
– Bảo hành điện tử lên tới 10 năm
– Công nghệ tráng phủ hạt x2
– Công nghệ Nano chống thấm, chống bám bụi gần như tuyệt hảo
– Đạt các tiêu chuẩn khắt khe về hàm lượng trì (QCVN 08:2020/BCT), độ bền, rửa trôi (TCVN2097:2015/TCVN8653-4:2012), Chu kỳ nóng lạnh (TCVN8653-5:2012) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (phương thức 5)
Sơn Bcolor gốc là sơn 1 thành phần đã được pha trộn và đóng gói kỹ lưỡng và đã sẵn sàng để thi công bất cứ lúc nào.
Tham khảo video hướng dẫn thi công tại: https://www.youtube.com/watch?v=58nldfxGcbY&t=1s
Với quy trình thi công 6 lớp và định mức tiêu chuẩn của BColor cho ra khả năng chống nước, chấm thấm hoàn hảo. Đặc biệt khả năng chống thấm nano của BColor còn được so sánh với hiệu ứng lá sen.
Tham khảo dòng phủ bóng bảo vệ Nano tại: https://www.youtube.com/watch?v=CfLPF2PVZmQ
2 dòng sơn này vẫn giống nhau về các thành phần chính. Điểm khác biệt lớn nhất là do công nghệ sản xuất lưu biến khác nhau để tạo ra các hạt vân sơn đá khác nhau.
Công nghệ phủ bóng bảo vệ Nano là công nghệ mới nhất trong ngành sơn dân dụng hiện nay. Công nghệ này cho khả năng chống nước, chống bám bụi hoàn hảo như hiệu ứng đổ nước lên bề mặt của lá sen.
Tuy nhiên hiệu ứng lá sen này sẽ giảm dần theo thời gian nhưng khả năng chông thấm thì vẫn được duy trì để bảo vệ bề mặt lên tới hàng chục năm
Phun sơn sần và phun sơn đá là 2 dạng khác nhau, điểm khác biệt lớn nhất là ở vật liệu.
Ví dụ:
1. Sơn sần dùng bột trét phun lên rồi đè lớp sơn nước lên trên, giá khoảng 200-250k/m2
2. Sơn đá thì quy trình khác, thi công 6 lớp, giá cao hơn khoảng 400-500k/m2